Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.477,03 điểm, tương ứng giảm 2,76 điểm (-0,2%) so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 10,59 điểm (-2,3%) xuống 445,61 điểm. UPCoM-Index giảm 1,4 điểm (-1,3%) xuống 110,2 điểm. Như vậy, sau 2 tuần biến động tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự điều chỉnh trở lại.
Thanh khoản thị trường cũng cải thiện hơn so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân trong tuần từ 2-24/12 đạt 38.540 tỷ đồng/phiên, tăng 14,3% so với tuần trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân là 35.044 tỷ đồng/phiên, tăng 13,3%.
Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục để lại dấu ấn khi duy trì đà mua ròng dù không còn quá mạnh như ở tuần trước, trong khi đó, tổ chức trong nước và khối ngoại đều bán ròng và gây ra những áp lực đáng kể lên thị trường chung.
![]() |
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 8 liên tiếp ở sàn HoSE nhưng giá trị giảm 63% so với tuần trước đó và ở mức 880 tỷ đồng. Tính chung cả 8 tuần vừa qua, các cá nhân trong nước mua ròng tổng cộng 21.478 tỷ đồng. Nếu tính về giao dịch khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 1.392 tỷ đồng.
![]() |
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Các cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã APH với 509 tỷ đồng. Tiếp sau đó, CII và HPG được mua ròng lần lượt 468 tỷ đồng và 432 tỷ đồng. Trong khi đó, VHM bị bán ròng mạnh nhất với 260 tỷ đồng. MWG đứng sau với giá trị bán ròng 171 tỷ đồng.
Trái ngược với cá nhân trong nước, tổ chức trong nước tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng với 524 tỷ đồng (tăng 11% so với tuần trước), trong đó có 941 tỷ đồng nếu tính theo phương thức khớp lệnh. Tính riêng tổ chức trong nước (không gồm tự doanh), dòng vốn này bán ròng trở lại 455 tỷ đồng (600 tỷ đồng nếu tính theo khớp lệnh).
![]() |
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
APH bị tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng mạnh nhất với 451 tỷ đồng. CII đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng với 312 tỷ đồng. VHM cũng bị bán ròng 217 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, TCB được mua ròng mạnh nhất với 163 tỷ đồng. SSB và MWG được mua ròng lần lượt 151 tỷ đồng và 135 tỷ đồng.
Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) bán ròng nhẹ 68 tỷ đồng ở tuần từ 20-24/12, giảm 94% so với giá trị bán ròng của tuần trước đó. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 4 của khối tự doanh với tổng giá trị 1.872 tỷ đồng.
![]() |
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
VRE bị khối tự doanh bán ròng mạnh nhất với 61 tỷ đồng. HDC và FPT đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 56 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Trong khi đó, KOS dẫn đầu danh sách mua ròng với 101 tỷ đồng. VPB và STB được mua ròng lần lượt 53 tỷ đồng và 51 tỷ đồng.
Tương tự tổ chức trong nước, khối ngoại bán ròng 357 tỷ đồng ở sàn HoSE, giảm 82% so với giá trị bán ròng của tuần trước đó.
![]() |
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã MSN với giá trị 377 tỷ đồng. HPG và CII đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 243 tỷ đồng và 155 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VHM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 445 tỷ đồng. VRE cũng được mua ròng 191 tỷ đồng. Các mã CTG, VIC, VNM, DGC và HDB đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.